MENU
14/05/2020 - 11:36 PMMei mei 645 Lượt xem
ANO tự hào là đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ tư vấn thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy tại Hải Dương. Chúng tôi cam kết mang đến cho quý khách hàng những phương án PCCC tối ưu nhất về chi phí thiết kế, chi phí thẩm duyệt,…

Ưu điểm khi chọn phòng cháy ANO là nhà thầu thiết kế

Với đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm và quy trình thiết kế PCCC khoa học, ANO chắc chắn sẽ mang đến cho quý khách hàng những bản vẽ tốt nhất, chính xác nhất.

Đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm

Tất cả kỹ sư của chúng tôi đều là những người có kiến thức chuyên môn cao, kỹ năng, kiến thức sâu rộng, am hiểu về hệ thống PCCC,…
Phần lớn kỹ sư của ANO đã tham gia vào các lĩnh vực thiết kế, tư vấn, thi công trong các hạng mục cơ điện, phòng cháy chữa cháy cho nhiều tòa nhà, công trình xây dựng,…
Sức trẻ, niềm đam mê, sự trung thực và chân thành mà đội ngũ công nhân viên của ANO đang có chắc chắn sẽ đem đến những giải pháp tốt nhất từ việc khảo sát, thiết kế hệ thống PCCC. Từ đó giúp việc thi công, lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống PCCC trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
Nội Dung Liên Quan: Hệ Thống Chữa Cháy Khí Tự Động – Phòng Cháy ANO

Thiết kế PCCC nhanh gọn, chính xác, khoa học

Với đội ngũ kỹ sư chất lượng cao và quy trình làm việc xuyên suốt, chặt chẽ, khoa học, Phòng cháy ANO cam kết mang đến cho quý khách những bản vẽ PCCC chính xác, chuyên nghiệp trong thời gian ngắn nhất.
Khi thực hiện công việc thiết kế phòng cháy chữa cháy, công ty chúng tôi luôn đảm bảo đúng tiêu chuẩn an toàn của Việt Nam và trên thế giới từ đó mang đến những giá trị vượt trội trong nhiều năm cho quý khách hàng.

Thẩm duyệt bản vẽ PCCC nhanh chóng

Với các mối quan hệ nhiều năm làm việc tại cơ quan PCCC các tỉnh, thành phố, chúng tôi tự tin sẽ xin được thẩm duyệt (cấp phép) cho hồ sơ thiết kế PCCC trong thời gian nhanh nhất góp phần tăng hiệu quả dự án cho khách hàng.  
 

Sơ đồ thiết kế hệ thống PCCC tại Hải Dương

Các tiêu chuẩn chung về thiết kế hệ thống PCCC tại Hải Dương

TCVN 5303 – 1990: An toàn cháy – Thuật ngữ và định nghĩa
TCVN 3255 – 1986: An toàn nổ – Yêu cầu chung
TCVN 3254 – 1989: An toàn cháy – Yêu cầu chung
TCVN 4878 – 2009 – ISO: Phòng Cháy Và Chữa Cháy – Phân Loại Cháy​
TCVN 4879 – 1989: Phòng cháy – Dấu hiệu an toàn
TCVN 6161 – 1996: Phòng cháy chữa cháy – Chợ và trung tâm thương mại – Yêu cầu thiết kế
TCVN 7336 – 2003: PCCC Hệ thống sprinkler tự động – Yêu cầu thiết kế và lắp đặt
TCVN 5040 – 1990: Thiết bị phòng cháy và chữa cháy – Kí hiệu hình vẽ dùng trên sơ đồ phòng cháy – Yêu cầu kĩ thuật
TCVN 5760 – 1993: Hệ thống chữa cháy – Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử dụng
TCVN 6103 – 1996: Phòng cháy, chữa cháy – Thuật ngữ – Khống chế khói
TCVN 5738 – 2001: Hệ Thống Báo Cháy Tự Động – Yêu Cầu Kỹ Thuật​
TCVN 3890 – 2009: Phương tiện Phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình – Trang bị, bố trí, kiểm tra và bảo dưỡng

Yêu cầu kỹ thuật về thiết kế hệ thống PCCC tại Hải Dương

Dưới đây là những yêu cầu kỹ thuật cơ bản về thiết kế hệ thống báo cháy và hệ thống chữa cháy trong công trình, tòa nhà,…

Yêu cầu về thiết kế hệ thống báo cháy

Theo TCVN 5738: 2001 về Hệ thống báo cháy- Yêu cầu kỹ thuật, hệ thống báo cháy phải đáp ứng được những yêu cầu sau:
Phát hiện đám cháy nhanh chóng theo chức năng đã được đề ra.
Phải nhanh chóng chuyển tín hiệu khi phát hiện cháy thành tín hiệu báo động rõ ràng để những người trong tòa nhà, công trình có đám cháy có thể thực hiện ngay các biện pháp chữa cháy, sơ tán,… thích hợp.
Có khả năng chống sai tín hiệu tố
Báo cháy nhanh chóng và rõ ràng trong mọi trường hợp sự cố của hệ thống.
Không bị ảnh hưởng bởi các hệ thống lắp đặt chung hoặc riêng rẽ khác.
Không bị tê liệu một phần hoặc toàn bộ hệ thống do cháy gây ra trước khi phát hiện đám cháy.
Hệ thống báo cháy phải được thiết kế phù hợp với các yêu cầu của TCVN 7568-14:2015. Các tiêu chí thiết kế phải thỏa mãn các  mục tiêu về an toàn cháy của quốc gia bao gồm:
Điều kiện về môi trường
Loại dân cư
Khả năng xảy ra đám cháy, phát hiện nhanh đám cháy, sơ tán dân chúng đúng lúc (bao gồm cả việc sử dụng vùng báo động, sơ tán đồng bộ hoặc các chiến lược sơ tán khác)
Giảm tới mức tối thiểu các tín hiệu báo cháy không cần thiết.
Thiết kế báo cháy có thể loại bỏ các vùng được xác định là ít khi hoặc không bao giờ có người cư trú hoặc vật liệu gì dễ cháy.
Khi không có yêu cầu thiết kế cho toàn bộ vùng hoạt động phát hiện ra đám cháy (trừ các vùng được nêu trong 6.4.2, TCVN 7568-14:2015) và được phép của các quy định của quốc gia, các vùng sau có thể được bao gồm trong phạm vi thiết kế (xem 6.3, TCVN 7568-14:2015):
Một hoặc nhiều ngăn cháy;
Một phần của ngăn đám cháy;
Đường thoát hiểm và;
Thiết bị trong tòa nhà.
Khi không có yêu cầu tự động phát hiện đám cháy và các quy định của quốc gia cho phép có thể lắp đặt một hệ thống các hộp nút ấn báo cháy (xem 6.9, TCVN 7568-14:2015).
Khi thiết kế hệ thống báo cháy bao gồm cả sử dụng các chức năng tùy chọn được quy định trong các tiêu chuẩn thiết bị có liên quan thì việc sử dụng chức năng tùy chọn vào lý do sử dụng phải được đưa vào trong tài liệu thiết kế.
Xem Thêm Tại: Hệ Thống Chữa Cháy: Vai Trò Và Tiêu Chuẩn Kỹ Thuật - Phòng Cháy ANO
Thiết kế phải quan tâm đến tất cả các quy định nào của quốc gia đã đặt ra các giới hạn khác về thiết kế như:
Có kích thước của các vùng phát hiện đám cháy và các vùng báo động cháy;
Số lượng lớn nhất của các điểm được lắp đặt thiết bị trong một vùng phát hiện (đám cháy);
Các giới hạn của các mạng lưới (điện) bao gồm các thiết bị khởi động tự động và khởi động bằng tay;
Các yêu cầu về giao diện đối với yêu cầu về hệ thống âm thanh dùng cho các mục đích khẩn cấp;
Các yêu cầu đặc biệt cho các mạng lưới (điện) có các điều kiện báo cháy và các thiết bị báo động cháy;
Các yêu cầu đặc biệt cho sự phối hợp của các mạng lưới (điện) khởi động và báo động cháy;
Các yêu cầu cho các hệ thống truyền tín hiệu báo cháy và tín hiệu cảnh báo lỗi;
Sử dụng vật liệu cho lắp đặt như cáp có vỏ bảo vệ các ống dẫn…;
Lắp đặt thiết bị trong các môi trường dễ xảy ra nổ.
Đọc thêm bài viết “Hệ thống báo cháy” để tìm hiểu về các thiết bị chính, nguyên lý làm việc và các tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến hệ thống báo cháy hệ thường và hệ địa chỉ.
 

Sơ đồ thiết kế hệ thống PCCC tại Hải Dương

Yêu cầu về thiết kế hệ thống chữa cháy

Mỗi hệ thống chữa cháy cần được thiết kế để đáp ứng những tiêu chuẩn riêng biệt tương ứng với từng TCVN, tuy nhiên tất cả các hệ thống đều phải đáp ứng chung những yêu cầu như được trình bày ở phần dưới đây.
Theo TCVN 5760:1993, khi thiết kế hệ thống chữa cháy phải:
Căn cứ vào loại đám cháy, tính chất nguy hiểm cháy và khối lượng chất cháy có trong công trình và hiệu quả chữa cháy của các hệ thống.
Hệ thống chữa cháy phải đầy đủ các bộ phận cần thiết bao gồm: bộ phận báo động, bộ phận điều khiển; bộ phận cung ứng, dự trữ chất chữa cháy; bộ phận phân bố chất chữa cháy và đầu phun, lăng phun; bộ phận đường ống và bộ phận cung cấp điện.
Ở các hệ thống chữa cháy bằng tay và bán cố định, cho phép giảm bớt những bộ phận xét thấy không cần có trong hệ thống.
Khi thiết kế hệ thống chữa cháy phải đảm bảo lưu lượng chất chữa cháy. Lưu lượng chất chữa cháy phụ thuộc vào loại chất chữa cháy, chất cháy, diện tích và thể tích cần chữa cháy.
Hệ thống chữa cháy phải đảm bảo đủ áp lực đưa chất chữa cháy vào nơi cháy.
Bộ phận cung ứng dự trữ chất chữa cháy phải đảm bảo hoạt động thường xuyên và phải có lượng dự trữ phù hợp với từng loại hệ thống chữa cháy theo các tiêu chuẩn TCVN 2622 : 1978 và TCVN 5307 : 1991.
Bộ phận phân bố chất chữa cháy, đầu phun và lăng phun phải đảm bảo phủ kín chất chữa cháy lên bề mặt chất cháy, diện tích chữa cháy và tỉ lệ phần trăm cần thiết kế khi chữa cháy thể tích.
Phải sử dụng đầu phun, lăng phun phù hợp với từng loại hệ thống chữa cháy.
Bộ phận báo động phải đảm bảo hoạt động bình thường. Khi chữa cháy phải phát tín hiệu báo động.
Bộ phận cung cấp điện phải đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng cho hệ thống chữa cháy hoạt động. Phải có nguồn cung cấp điện dự phòng để kịp thời thay thế khi nguồn chính bị ngắt điện.
Khi thiết kế hệ thống chữa cháy cho công trình cần phải có :
Thuyết minh về kết cấu và nguyên lí hoạt động của hệ thống.
Các thông số kĩ thuật.
Tài liệu tính và xác định các thông số kĩ thuật.
Bản hướng dẫn kiểm tra chức năng của hệ thống và tài liệu hướng dẫn bảo dưỡng kĩ thuật.
Các bản vẽ kĩ thuật.
Khi thiết kế hệ thống chữa cháy phải xem xét đặc điểm cấu trúc của công trình để đảm bảo hiệu quả khi sử dụng.

Yêu cầu thiết kế hệ thống chữa cháy họng hước vách tường

Để lắp được được hệ thống cung cấp nước chữa cháy bên trong tòa nhà và các công trình xây dựng cần phải thực hiện hai nhiệm vụ chính gồm:
Tính toán thiết kế theo yêu cầu về lưu lượng, cột áp đảm bảo để chữa cháy.
Bố trí các bộ phận của hệ thống theo TCVN để đảm bảo thuận lợi và phù hợp khi sử dụng chữa cháy.
Truy cập vào “Họng nước chữa cháy vách tường” để tìm hiểu cụ thể về hệ thống chữa cháy họng nước vách tường và công thức tính toán cột áp họng chữa cháy vách tường.

Yêu cầu về thiết kế hệ thống chữa cháy Sprinkler

Theo TCVN 7336:2003 về Phòng cháy chữa cháy- Hệ thống chữa cháy Sprinkler tự động- Yêu cầu thiết kế và lắp đặt:
Hệ thống chữa cháy Sprinkler phải được thiết kế sao cho có thể vừa thực hiện được các chức năng chữa cháy vừa thực hiện được chức năng báo cháy tự động.
Các hệ thống Sprinkler phải được thiết kế trên cơ sở công nghệ dây chuyền sản xuất cần bảo vệ các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.
Truy cập bài viết “Hệ thống chữa cháy”, phần “Lắp đặt hệ thống PCCC Sprinkler” để tìm hiểu cụ thể yêu cầu thiết kế hệ thống chữa cháy này.

Yêu cầu thiết kế hệ thống chữa cháy khí

Hệ thống chữa cháy khí phải được thiết kế, lắp đặt sao cho phù hợp với các tiêu chuẩn về nồng độ khí chữa cháy, hệ thống ống dẫn, tủ trung tâm, hệ thống van, hệ thống bình chứa khí,… cũng như các yêu cầu khác về vấn đề đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Tham khảo thêm bài viết “Hệ thống chữa cháy khí” hoặc truy cập vào các bài viết “Hệ thống chữa cháy khí CO2”; “Hệ thống chữa cháy khí FM200”; “Hệ thống chữa cháy khí Novec 1230” và “Hệ thống chữa cháy khí Nitơ” để tìm hiểu về các tiêu chuẩn thiết kế, thi công cụ thể tương ứng với từng hệ thống chữa cháy.

Yêu Cầu Về Bản Vẽ Hệ Thống Phòng Cháy Chữa Cháy

Bản vẽ thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy sẽ bao gồm:
Bản vẽ thiết kế phòng cháy chữa cháy: Cấp nước chữa cháy vách tường từng khu vực trong nhà, chữa cháy hoàn toàn tự động, thiết kế cụm bơm nước chữa cháy,…
Bản vẽ hệ thống báo cháy tự động trong thời gian ngắn gồm: Tủ trung tâm, đầu báo cháy, nút nhấn khẩn cấp, còi báo cháy,…
Bản vẽ chống sét: Mặt bằng chống sét, bố trí tiếp địa, bố trí kim thu sét.
Hệ thống thông gió chống tụ khói ở bên trong.
Sơ đồ nguyên lý làm việc các hệ thống.
Bản vẽ chi tiết lắp đặt các hệ thống (báo cháy, chữa cháy, thông gió, hút khói,…).
Dự toán.
Thuyết minh thiết kế hệ thống PCCC.
Biện pháp thi công công trình.

Quy Trình Thiết Kế Hệ Thống Phòng Cháy Chữa Cháy

Trước khi tiến hành thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy, chúng tôi cần có các bản vẽ liên quan đến công trình, địa điểm thi công hệ thống PCCC, bao gồm những bản vẽ sau:
Bản vẽ mặt bằng tổng thể của ngôi nhà;
Bản vẽ dây chuyền sản xuất nhà máy (nếu công trình PCCC là nhà  máy sản xuất).
Bản vẽ mặt bằng công trình (mặt bằng tầng 1; 2; …)
Bản vẽ mặt đứng, mặt cắt, mặt bằng mái;….
Bản vẽ chi tiết: cổng vào, bể nước chữa cháy.
Sau khi có được những bản vẽ cần thiết, các kỹ sư sẽ nghiên cứu, phân tích để đưa ra những bản thiết kế tối ưu nhất cho quý khách. Tiếp đó tư vấn, góp ý về kiến trúc bị lỗi hoặc hư hại để quý khách có thể sửa chữa khi cần thiết.
Thời gian thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy tùy thuộc vào mức độ phức tạp của công trình, diện tích thi công,…
 

Sơ đồ thiết kế hệ thống PCCC tại Hải Dương

Những lưu ý khi thiết kế hệ thống PCCC tại Hải Dương

Khi thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy, người chịu trách nhiệm thiết kế phải lưu ý:
Địa điểm xây dựng hệ thống đảm bảo khoảng cách an toàn về phòng cháy và chữa cháy với các công trình bên cạnh.
Mức độ chịu lửa của công trình thích hợp với quy mô tính chất hoạt động của công trình. Giải pháp phải được bảo đảm ngăn cháy và chống cháy lan rộng ra các khu vực liên quan.
Công nghệ sản xuất, hệ thống điện, chống sét, cháy nổ bố trí hệ thống máy móc thiết bị vật tư phải đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy.
Xây dựng hệ thống lối thoát của đi, lối đi, hành lang, cầu thang dành riêng cho lối thoát. Các thiết bị chiếu sáng và chỉ dẫn lối thoát với các thiết bị thông gió, hút khói, thiết bị cứu người, đèn báo, còi báo tín  hiệu đảm bảo an toàn khi xảy ra cháy nhanh chóng thoát.
Nơi để xe, các phương tiện cơ giới được thiết lập hệ thống đảm bảo an toàn. Hệ thống cấp nước chữa cháy đảm bảo yêu cầu đầy đủ, an toàn chữa cháy.
Thiết lập hệ thống báo cháy, chữa cháy phải đảm bảo đầy đủ số lượng và các vị trí lắp đặt phù hợp với thông số kỹ thuật theo lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh.
Luôn dự phòng kinh phí cho phòng cháy, chữa cháy.
 
Một hệ thống phòng cháy chữa cháy đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công tác phòng cháy chữa cháy cần được chú trọng đầu tư ngay hôm nay. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo địa chỉ bên dưới hoặc qua số Hotline: 0941.458.666 để được tư vấn chi tiết miễn phí, phục vụ tận tâm.
 
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN ANO
VPGD: Thanh Xá, Liên Hồng, Thành phố Hải Dương
Địa chỉ: Thanh Xá, Liên Hồng, Thành phố Hải Dương
Hotline: 0941 458 666 (Mr.Giáp)
Tin liên quan
Bài xem nhiều

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Danh mục sản phẩm
Hỗ trợ
Bài viết mới nhất
LIÊN HỆ
Liên hệ
Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN ANO
Thanh Xá, Liên Hồng, Tp Hải Dương
HOTLINE: 0941458666
Email anogroup.vn@gmail.com
Website https://ano.net.vn/
Mở cửa: Thứ 2 – Chủ nhật từ 07:00 – 17:00
Liên hệ tư vấn
Hotline

0941458666

Fanpage
Bản quyền thuộc về CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN ANO 2019. Thiết kế bởi: Hpsoft.vn

 Website đang chờ xin cấp phép bộ công thương

0941458666